Những công nghệ in 3D nào đang phổ biến trên thị trường? Ưu nhược điểm là gì? Cùng Phong Vũ tìm hiểu dưới đây nhé!
1. Máy in công nghệ 3D FDM
Đây là dòng máy in lâu đời nhất và phổ biến nhất vì mức giá phải chăng và dễ sử dụng. Các dòng máy sử dụng công nghệ 3D FDM có thể kể đến như: CreatBot, Delta, Prusa, Cube… Đây là những dòng máy dễ sử dụng và khá đơn giản.
Cấu tạo máy in công nghệ 3D FDM
- Hệ thống điều khiển đầu đùn: Di chuyển đầu in theo hướng XY của bàn in.
- Đầu đùn: Hoạt động theo file đã được người dùng cài đặt trước đó,
- Sáp hoặc sợi nhựa dẻo: Đùn qua đầu phun nhỏ của đầu in được gia nhiệt.
- Bàn in: Tùy mục đích sử dụng có thể nâng lên hoặc hạ xuống.
Ưu và nhược điểm
- Ưu điểm: Giá thành rẻ, dễ sửa chữa hoặc thay thế những chi tiết máy móc. Bên cạnh đó nó còn được sử dụng để in với số lượng lớn, tiết kiệm tối đa nguồn nguyên liệu. Công nghệ FDM hiện nay được dùng để sản xuất ra những sản phẩm có khả năng chịu lực tương đối tốt. Điểm nổi bật của công nghệ này đó chính là tốc độ tạo hình in 3D khá nhanh, vật liệu sử dụng thân thiện với môi trường, an toàn cho người sử dụng.
- Nhược điểm: Độ chính xác của công nghệ FDM không được đánh giá cao. Ngoài ra nó không được ứng dụng trong việc lắp ghép hay chi tiết có yêu cầu cần chịu lực đồng đều, do tính chất của mẫu in FDM là chịu lực đẳng hướng (theo trục XY)
Máy in công nghệ 3D FDM có kích thước đường kính vòi phun từ 0.25 đến 1mm. Vì vậy, các vật liệu bằng nhựa dẻo thường được ứng dụng để tạo ra các vật mẫu. Ngoài ra, người dùng cũng có thể tạo ra các sản phẩm với nhiều màu sắc khác nhau.
Ứng dụng
- Máy in công nghệ 3D FDM được ứng dụng để tạo ra những mô hình làm sản phẩm mẫu/tạo mẫu nhanh
- Dòng máy này còn được ứng dụng để sản xuất linh kiện, bộ phận cần độ cứng tương đối tốt, mà không yêu cầu cao về tính thẩm mĩ.
- Vật liệu đa dạng, kể cả các vật liệu sinh học.
Hiện nay, để khắc phục tình trạng cơ tính đẳng hướng của FDM. Hãng Markforged đã cho ra mắt sản phẩm máy in 3D sử dụng sợi liên tục. Sợi liên tục được gia cố bên trong sản phẩm in bằng sợi nhựa, giúp tăng cường độ cứng cũng như tính chất cơ tính của sản phẩm in, có thể in ra chi tiết có độ cứng gần tương đương nhôm.
2. Máy in công nghệ 3D SLA
Máy in công nghệ 3D SLA là một trong các loại máy in 3D chất lượng được nhiều người ưa chuộng. Dòng máy in này sử dụng ánh sáng UV để làm cho vật liệu nhựa lỏng đông đặc lại. Các sản phẩm khi ứng dụng công nghệ 3D SLA thường có độ chính xác và tính thẩm mỹ cao.
Cấu tạo máy in công nghệ 3D SLA
- Dung dịch lỏng photopolymer chứa trong thùng là hỗn hợp của monome acrylic, photointiator và các oligome. Bàn in sẽ được nhúng trong nhựa lỏng, tùy nhu cầu sử dụng mà có thể nâng lên hoặc hạ xuống.
- Hệ thống nguồn laser.
- Hệ thấu kính, gương phản xạ.
- Hệ thống dao gạt có chức năng gạt nhựa, đồng thời tạo nên lớp phủ đồng đều.
Ưu và nhược điểm
- Ưu điểm: SLA tạo ra những mô hình vật thể sắc nét, chi tiết và chính xác theo file dữ liệu. Bên cạnh đó, SLA có thể tạo ra những vật liệu nhựa chất lượng nhất, được ứng dụng một cách trực tiếp với độ phân giải và độ mịn cao. Công nghệ SLA có thể sản xuất được những chi tiết phức tạp.
- Nhược điểm: Vật liệu in sử dụng cho công nghệ SLA có mức chi phí khá cao. Các sản phẩm ứng dụng công nghệ này khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời quá một khoảng thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến độ bền.
3. Máy in công nghệ 3D SLS
Trong các công nghệ in 3D, SLS được biết đến là một trong các loại máy in 3D có độ chính xác cao. Đây là dòng máy có thể tạo ra những sản phẩm mẫu giống với vật liệu gốc về hóa và lý tính. Thông thường các sản phẩm được tạo ra từ công nghệ này được sử dụng trong các trường hợp cần sửa chữa, thay thế linh kiện không có sẵn hoặc dùng làm mẫu thử nghiệm chức năng.
Ưu điểm của SLS
- Đây là phương pháp tốt cho việc tạo mẫu nhanh, thử nghiệm chức năng, không cần sử dụng vật liệu hỗ trợ. Máy in công nghệ 3D SLS tạo mẫu trong thời gian ngắn, độ phân giải của sản phẩm khá cao so với các công nghệ in 3D khác. Mặt khác dòng máy này còn giúp tiết kiệm chi phí, tăng tốc độ in vật thể.
- Tốc độ in nhanh chóng: Máy in công nghệ 3D SLS có tốc độ in cao hơn các công nghệ khác từ 5 – 10 lần. Dòng máy này có thể in trong 1 lần với số lượng lớn, độ bền cao.
- Chất lượng vật liệu tạo thành được đánh giá cao.
Nhược điểm
- Máy in công nghệ SLS còn khá đắt tiền và không thân thiện với người dùng.
- Công nghệ in SLS chưa phổ biến, vì thế việc tìm kiếm vật liệu, cũng như linh kiện thay thế sẽ khó hơn
Ứng dụng thực tiễn
Máy in công nghệ 3D SLS được sử dụng để chế tạo ra các sản phẩm có độ bền cao. Công nghệ này chuyên dùng để sản xuất các bộ phận không gian, bộ phận có bản lề, bộ phận chống cháy, thiết kế ô tô, mẫu đúc khuôn…
Trên đây là các loại máy in 3D phổ biến trên thị trường hiện nay. Mỗi loại máy in 3D kể trên sẽ có những ưu và nhược điểm riêng. Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng bạn sẽ có sự lựa chọn riêng. Đừng quên tiếp tục theo dõi Phong Vũ Công nghệ để cập nhật thêm nhiều tin tức hay ho nhé!