Miếng băng dính che laptop camera và micro có tác dụng chẳng mấy ai ngờ tới.

Posted by

Trông thì có vẻ buồn cười khi có miếng băng dính đen che kín laptop camera và cổng micro của bạn, nhưng mọi thứ đều có nguyên do. Những người bao gồm cả những chuyên gia hàng đầu về công nghệ và học thuật cho biết đó là một trong những điều thông minh nhất bạn có thể thực hiện để bảo vệ quyền riêng tư của mình.

Trong những năm gần đây, nhờ vào việc xuất hiện “creepware” rẻ tiền và dễ tiếp cận, việc theo dõi nữ giới là đơn giản hơn bao giờ hết. Bạn không cần phải là một thiên tài máy tính để trở thành một gián điệp. Đã có vô số trường hợp tin tặc truy cập mọi thứ từ những màn hình điện tử bé xíu cho đến camera an ninh. Bạn không thể đảm bảo được rằng camera nhỏ xíu trên laptop đang ngự ở trước mặt bạn kia liệu có bị một con mắt nào từ xa nhòm ngó hay không, khi mà bạn luôn trực tuyến với mạng internet. Mọi thứ riêng tư bạn ngỡ là an toàn một ngày đẹp trời bị phơi bày, thật là thảm họa. Dưới đây là những lý do cụ thể để chúng ta cần có băng dính đen trên mỗi laptop-camera của mình.

Mark Zuckerberg đã làm như vậy.

Nếu Mark Zuckerberg dán băng đen trên máy tính của mình thì chúng ta cũng nên như vậy. Người sáng lập Facebook không chỉ dán băng đen lên laptop camera mà còn lên cả micro. Vào tháng 6 năm 2016, Zuckerberg đã lên Facebook để kỷ niệm Instagram đạt mốc một nửa tỷ người dùng hoạt động hàng tháng. Anh ta đã đăng một bức ảnh của chính mình đang mỉm cười với một trong những chiếc áo sơ mi màu xám đặc trưng, được “đóng khung” bởi giao diện người dùng Instagram bằng khung bìa cứng, với chiếc máy tính xách tay MacBook của anh ấy được thấy trên bàn làm việc ở phía sau. Hiện tượng “băng dính đen” trên laptop camera được chú ý mạnh mẽ từ đó. Đồng ý rằng với người nổi tiếng và nắm giữ nhiều tài liệu quan trọng như Mark sẽ phải gặp rất nhiều nguy hiểm từ tin tặc khi bị khai thác sơ hở, nhưng không có nghĩa chúng ta sẽ an toàn hơn. Mỗi người đều có sự riêng tư đằng sau bốn bức tường, song song với đó tật xấu tò mò của thiên hạ rõ ràng vẫn đang tồn tại.

Bạn là phụ nữ.

Trong năm 2011, Luis Mijangos – một người đàn ông sinh sống tại miền Nam California (Mỹ) – bị kết án sáu năm tù giam vì sử dụng phần mềm gián điệp webcam theo dõi trên hơn 100 phụ nữ và trẻ em gái (đáng lo ngại, gần một nửa trong số họ dưới 18 tuổi). Hắn ta cũng sử dụng micrô để ghi âm. Hàng trăm phụ nữ bị tấn công bởi những kẻ lạ, những video nhạy cảm của họ được chia sẻ ở khắp các diễn đàn. Đó như là một bài học to lớn khi những tin tặc dạng này có thể dùng chính những hình ảnh của những phụ nữ đó để kiếm lợi bất chính qua những website khiêu dâm. Chắc chắn rằng bạn không bao giờ muốn bản thân mình rơi vào hoàn cảnh đó, dù có là công dân nước nào.

Nó không hề tốn kém.

Để giải quyết việc lộ bí mật riêng tư, bạn chỉ mất một ít tiền lẻ để mua cuộn băng dính đen về giải quyết vấn đề. Nếu không nghiêm túc về vấn đề đó, nguy cơ không nhỏ là bạn sẽ thiệt hại gấp nhiều lần về tinh thần. Lúc này tiền bạc cũng không thể cứu lại được những gì đã xảy ra.

Bạn đã có quá nhiều lo lắng ở thế giới online hỗn tạp này.

Do đó, chẳng có lý do gì để bạn ngày qua ngày thêm bồn chồn suy nghĩ về những nguy cơ lộ bí mật riêng tư mà bạn không biết chắc nó xảy ra hay chưa. Thử tưởng tượng khi bạn đang “nude” và đi lại vô tư trong nhà trước chiếc laptop, để rồi sau đó giật mình “liệu camera này có nhìn thấy gì không nhỉ?”. Nó không khác gì bị khủng bố tinh thần. Do đó, dùng biện pháp “tiền lẻ” để phá bỏ những nguy cơ là một hành động thông minh.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *