,

Mạng 5G là gì? Ưu điểm với mạng 4G hiện tại

Posted by

Mạng 5G là viết tắt của thế hệ thứ 5 của mạng di động hay mọi người còn hiểu với nghĩa đây là nền tảng mạng nhanh nhất và mạnh mẽ nhất từ trước đến nay chúng ta từng thấy.

Hiểu đơn giản hơn thì mạng 5G chính là công nghệ nối tiếp mạng 4G mà chúng ta đang được sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên khác với việc từ 3G lên 4G thì việc chuyển từ 4G lên 5G có một bước nhảy vọt hơn cả không chỉ về tốc độ mà còn cả về mặt kĩ thuật và công nghệ để có thể đáp ứng được nền tảng mạng này.

Mạng 5G và tương lai

CEO của Verizon ông Hans Vestberg đã nói: “Trong tương lai tất cả mọi thứ đều sẽ được thay đổi nhờ mạng 5G”. Đây cũng là nhận định của rất nhiều chuyên gia khi nói đến 5G, đặc biệt năm ngoái tại sự kiện ra mắt con chip SnapDragon 855 của Qualcomm công ty này cũng khẳng định mạng 5G được tích hợp sẵn trên con chip này sẽ khiến điện thoại mạnh mẽ hơn với những nền tảng trực tuyến với độ trễ gần như bằng không.

Trên lý thuyết thì tốc độ của mạng 5G có thể lên tới 10Gbp/s tức là gấp 10 lần tốc độ lý thuyết của mạng 4G. Tức là cùng 1 bộ phim 4K khi download ở mạng 4G mất khoảng 6 phút thì mạng 5G sẽ chỉ mất 30 giây để download được bộ phim đó cho bạn.

Vậy những mẫu điện thoại khi truyền tải dữ liệu có tốc độ cao như vậy có gặp phải hiện tượng nóng máy không? Câu trả lời là không và thậm chí 5G còn mát hơn 4G khá nhiều bởi giảm thiểu lên đến 90% điện năng tiêu thụ. Điều này còn giúp cải thiện thời gian sử dụng pin của điện thoại hơn.

mạng 5g

Trong tương lai gần, cụ thể là đầu năm 2020 các nhà mạng lớn trên thế giới như Verizon, AT&T đều hứa hẹn sẽ bắt đầu phủ sóng 5G và đưa vào sử dụng một cách thương mại.

Còn tại Việt Nam chúng ta thì mới đây vào ngày 10/05/2019 tập đoàn Viettel đã thực hiện kết nối mạng di động 5G lần đầu tiên tại nước ta và đạt tốc độ khoảng 1,5-1,7Gbps. Khá thấp so với con số trên lý thuyết nhưng vẫn nhanh hơn rất nhiều những mạng đi động hiện tại. Chúng ta cần chờ đợi trong tương lai khi công nghệ phát triển hơn và mạng 5G sẽ phổ biến và phát huy hết sức mạnh của nó.

Ưu điểm và nhược điểm so với mạng 4G hiện tại

mạng 5g

Ưu điểm:

  • Tốc độ nhanh hơn đáng kể và có thể khai thác vào nhiều lĩnh vực điều khiển từ xa đặc biệt là stream nội dung chất lượng cao mà không bị gián đoạn
  • Độ phủ sóng rộng hơn mạng 4G do sử dụng những trạm HAPS trên không thay vì trạm phát sóng mặt đất. (HAPS là viết tắt của High Altitude Stratospheric Platform là những thiết bị bay được treo lơ lửng ở một độ cao nhất định và thực hiện nhiệm phụ thu phát sóng)
  • Giảm thiểu tuyệt đối tình trạng gián đoạn giữa các thiết bị với nhau.
  • Tiết kiệm điện năng hơn nên sẽ tiêu tốn ít pin và dẫn tới thiết bị chúng ta sử dụng có nhiệt độ mát hơn và tuổi thọ pin lâu hơn
  • Dải băng tần rộng hơn và cũng lớn hơn rất nhiều nằm trong khoảng 30GHz – 300GHz trong khi mạng 4G chỉ nằm ở mức 6GHz

Nhược điểm:

  • Dải băng tần rộng hơn tuy nhiên lại phải sử dụng sóng siêu âm mới có thể duy trì được tần số cao như vậy, mà sóng âm thì không thể đi xuyên qua tường hay các vật thể rắn do đo những thiết bị bay HAPS phải được bố trí một cách rất hợp lý.
  • Kinh phí sử dụng sẽ đắt hơn rất nhiều so với 4G bởi cơ sở hạ tầng để triển khai mạng 5G là rất phức tạp. Kinh phí sử dụng dung lượng cũng lớn hơn và tốn nhiều hơn bởi mạng 5G rất nhanh.
  • Khó tiếp cận hơn đặc biệt đối với những nước chưa phát triển. Hiện nay mạng 4G hay thậm chí 3G còn chưa thực sự phổ biến ở rất nhiều nước trên thế giới.

Thách thức hiện tại 

Bên cạnh những nhược điểm khi so với mạng 4G hiện nay thì vẫn còn rất nhiều các thách thức cho mạng 5G ở giai đoạn hiện tại.

Đầu tiên là số lượng những hãng viễn thông nghiên cứu về công nghệ này còn rất hạn chế do đó việc độc quyền sáng chế hoặc triển khai 5G đang là trở ngại cho nhiều nước hiện nay. Điển hình là mới đây khi chính phủ Mỹ quyết định ban lệnh cấm với Huawei thì dự báo rằng nước này sẽ triển khai mạng 5G chậm hơn những nước hợp tác cùng hãng điện thoại đến từ Trung Quốc khoảng nửa năm.

mạng 5g

Mặc dù đứng trước lệnh cấm của Mỹ nhưng Huawei vẫn nhận được 46 hợp đồng triển khai mạng 5G trên 30 quốc gia trên toàn thế giới. Đây cũng là mối lo ngại rất lớn bởi khi 1 hãng có quyền kiểm soát cơ sở hạ tầng mạng của quá nhiều nước sẽ dẫn tới vấn đề về an toàn thông tin của người dùng. Đặc biệt là các công ty Trung Quốc từ trước tới nay đã không ít lần bị tố lấy cắp dữ liệu người dùng và gửi về nước này.