Khắc phục laptop bị chậm, lag: biến laptop nhanh như lúc mới mua

Posted by

Laptop bị chậm, lag là vấn đề mà hầu hết chúng ta đều gặp phải, nhất là khi đã sử dụng thiết bị một thời gian dài. Có nhiều cách để “tổng vệ sinh”, nâng cấp máy nhẹ hơn, lấy lại được tốc độ mượt mà như ban đầu.

Cùng Phong Vũ tìm hiểu nguyên nhân khiến máy tính dùng lâu ngày bị chậm, lag và cách khắc phục nhé!



1. Nguyên nhân khiến laptop bị chậm, giật lag

Co hai nguyên nhân gây khiến cho máy laptop chạy chậm đó chính là vấn đề liên quan đến phần cứng và phần mềm.

Nếu vấn đề liên quan đến phần cứng, thì chip và RAM laptop của bạn sẽ chịu trách nhiệm sửa lỗi đó. Việc diều chỉnh, phân bổ sao cho phần cứng phù hợp với từng hệ điều hành Windows cũng giúp sửa lỗi máy laptop bị chậm bởi phần cứng.

Còn nếu vấn đề laptop chạy chậm do phần mềm, bạn lại cần những thao tác để sửa vấn đề đó trên laptop. Cách đơn giản để phân biệt laptop chạy chậm do phần mềm hay phần cứng là kiểm tra các thông số và tình trạng máy. Nếu trước đây máy vẫn hoạt động tốt, mà gần đây mới chạy chậm thì khả năng cao do các ứng dụng, phần mềm, file rác quá nhiều.

2. Cách khắc phục laptop bị chậm, lag

1. Xóa các file trong thùng rác

Khi bạn lướt web, sử dụng phần mềm hay giải nén một file RAR/ZIP hoặc gỡ bỏ cài đặt phần mềm. Các tập tin tạm sẽ tự động sinh ra để làm cho quá trình nhanh hơn, tuy nhiên sau đó chúng vẫn tiếp tục tồn tại ở thư mục tạm thời của Windows, về lâu dài chúng sẽ chiếm dung lượng không nhỏ của ổ cứng, làm cho không gian hoạt động của hệ điều hành bị thu hẹp.

Nhiều người nghĩ rằng muốn xóa file chỉ cần delete là dữ liệu sẽ bị loại bỏ, nhưng hành động đó chỉ là chuyển các file không cần thiết đó vào trong “Thùng rác” của máy mà thôi.

Để có thể xóa hoàn toàn các file rác bạn bấm phải chuột vào biểu tượng “Thùng rác” – “Recycle bin” và chọn Empty Recycle bin. Hành động này sẽ xóa toàn bộ các file có trong thùng rác và bạn sẽ không thể lấy lại file đã xóa đc nữa.

Khắc phục lỗi laptop bị chậm

Lưu ý là sau khi xóa, bạn sẽ không khôi phục lại file được nữa nên hãy chắc chắn mình không còn cần đến chúng. Để an toàn hơn, bạn cũng có thể xóa thủ công từng file một.

2. Thường xuyên quét virus 

Do phần lớn người dùng máy tính thường lướt web, chat trực tuyến và email nên máy tính dễ dàng bị nhiễm các phần mềm gián điệp (spyware) và phần mềm độc hại (malware) từ các trang web khác nhau mà bạn ghé thăm. Bằng cách loại bỏ các spyware và malware, tốc độ máy tính của bạn sẽ được tăng lên đáng kể. 

Dù bạn dùng laptop nào, nhu cầu, tần suất sử dụng ra sao thì ai ai cũng nên có ít nhất 1 phần mềm diệt virus trong máy. Chúng không chỉ giúp khắp phục laptop bị chậm thông qua việc diệt virus mà còn bảo vệ toàn bộ thiết bị khỏi các tổn hại khác.

Tuy nhiên, nhiều người có thói quen chỉ để phần mềm tự động chạy mãi quanh năm suốt tháng mà quên mất việc update chúng. Hãy luôn cập nhật phiên bản mới nhất định kỳ để ứng dụng hoạt động hiệu quả nhất. Nếu thấy phần mềm diệt virus cũ không hiệu quả, bạn cũng nên cân nhắc tải phần mềm mới.

3. Chống phân mảnh ổ cứng 

Phân mảnh ổ cứng là vấn đề khá nghiêm trọng ảnh hưởng tới hiệu năng, làm laptop chạy chậm nhưng ít người biết, nhất là những ai không rành công nghệ. Nói dễ hiểu thì đây là tình trạng dữ liệu nằm rải rác trên phần cứng. Với những bạn thường xuyên tải file, copy file, di chuyển file và đặc biệt là hay test, cài đặt và gỡ bỏ phần mềm liên tục thì nhiều khả năng ổ cứng sẽ bị phân mảnh cao.

Ổ cứng là nơi lưu trữ dữ liệu và truy cập dữ liệu chính của laptop. Một khi ổ cứng bị đầy, không đủ ung lượng lưu trữ thì sẽ gây ra một số ảnh hưởng đến sự hoạt động của máy. Có hai loại vấn đề với ổ ứng thường gây ra vấn đề làm chậm máy, đó là việc ổ cứng bì đầy hoặc ổ cứng bị phân mảnh.

Trong khi phân mảnh ổ cứng là hiện tượng dữ liệu bị phân tán không theo thứ tự. Điều này có nghĩa, sau một thời gian sử dụng thì các dữ liệu trên ổ đĩa cứng không được sắp xếp một cách hợp lý và khi muốn sử dụng các dữ liệu này, hệ thống sẽ mất nhiều thời gian để tìm và truy xuất ra các dữ liệu đó cho bạn. Việc mất thời gian tìm và truy xuất dữ liệu khiến cho hệ thống liên tục phải lặp đi lặp lại một tác vụ, làm giảm hiệu năng sử dụng. Chống phân mảnh ổ cứng bằng việc sắp xếp dữ liệu trong các folder nhất định, tránh việc để nhiều loại file với nhiều đuôi trên cùng một khu vực ổ cứng.

Còn khi ổ cứng đầy là khi ổ cứng đã gần hết dung lượng sử dụng cho phép. Có nhiều lý do để chừa lại dung lượng trống trên ổ cứng. Nếu ổ cứng của bạn đầy, bạn không thể lưu file mới trên máy hoặc tải bất kì cái gì, kể cả bản cập nhật Windows. Các chương trình thường cần tạo file tạm, vì thế sẽ gây ra lỗi. Nếu bạn mở rất nhiều chương trình và cần thêm bộ nhớ, file paging của Windows sẽ ngày càng lớn – nhưng không còn chỗ để file phình ra nữa và chương trình sẽ báo lỗi hoặc là không chạy được. Ở cả hai phân vùng của ổ cứng, người dùng nên chừa lại một khoảng từ 20-25% tổng dung lượng để dự phòng, vừa có thể đảm bảo hệ thống không bị chậm hoặc tạo ra lỗi. Còn nếu bỗng nhiên ổ cứng bị đầy lên mặc dù bạn không cài thêm một chương trình nào thì có nhiều khả năng hệ thống đã bị nhiễm virus.

Windows có tính năng mặc định tên Disk Defragmenter giúp người dùng ngăn chặn phân mảnh ổ cứng. Bạn chỉ việc thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Vào My Computer. Chọn ổ Windows, thường là ổ C. Sau đó click chuột phải chọn Properties.

Khắc phục lỗi laptop bị chậm

Bước 2: Hộp thoại mới hiện lên, chọn sang thẻ Tools và click vào Optimize.

Khắc phục lỗi laptop bị chậm

Bước 3: Sau khi cửa sổ Optimize hiện lên, nhấn vào phần Analyze để phân tích tình trạng ổ của bạn

Khắc phục lỗi laptop bị chậm

Bước 4: Sau khi quá trình phân tích đã hoàn thành, nhấn vào phần Optimize để bắt đầu quá trình chống phân mảnh ổ cứng.

Khắc phục lỗi laptop bị chậm

4. Tắt phần mềm chạy ẩn trong Window

Nếu có quá nhiều phần mềm cùng hoạt động ngầm cùng với Windows trong may laptop thì tất nhiên là máy sẽ bị chậm đi. Các máy tính hiện đại có nhiều tính năng tiết kiệm pin hiệu quả, nhưng chúng chỉ có thể làm thế nếu các ứng dụng không được mở quá nhiều. Những ứng dụng không cần thiết không chỉ ngốn pin mà còn làm toàn bộ hệ thống chạy chậm lại và khiến cho toàn bộ hệ thống trở nên rệu rã khi lúc nào cũng phải xử lý một lượng lớn tác vụ như vậy.

Chính vì vậy, hãy tắt những chương trình không cần thiết để giảm bớt số lượng tài nguyên bị sử dụng trong máy.

Bước 1: Sử dụng tổ hợp phím “Windows + R” để mở hộp thoại Run và gõ msconfig

Khắc phục lỗi laptop bị chậm

Bước 2: Sau đó, bạn chuyển đến phần Services. Tìm và bỏ chọn những ứng dụng không cần thiết hoặc bạn chưa từng sử dụng.

Khắc phục lỗi laptop bị chậm

5. Khắc phục lỗi Registry

Lỗi Registry là một lỗi khá phổ biến mà người dùng Windows gặp phải. Bạn nên diệt tận gốc lỗi này để bảo vệ máy tính, giúp máy chạy mượt mà hơn. Để sửa lỗi thì cần tới để laptop hoạt động tốt hơn, thì cần phải sử dụng các phần mềm chuyên dụng để diệt tận gốc. Ứng dụng bên thứ 3 phổ biến hơn cả được nhiều người lựa chọn dùng hiện nay là CCleaner:

Bước 1: Mở phần mềm CCleaner, chọn mục Registry, sau đó nhấn Quét các vấn đề để làm sạch laptop.

Khắc phục lỗi laptop bị chậm

Bước 2: Các DLL, tập tin mở rộng bị lỗi hay còn thiếu sẽ nhanh chóng xuất hiện, bạn nhấn vào phần “Fix selected issues” sửa toàn bộ lỗi này để máy tính hoạt động trơn tru hơn.

Khắc phục lỗi laptop bị chậm

6. Tăng tốc độ xử lý ổ cứng bằng cách nâng cấp SSD

Ổ cứng SSD là nơi lưu trữ dữ liệu liên tục và nó càng cao cấp, tốc độ xử lý của máy tính càng nhanh và mượt mà hơn. Nếu laptop của bạn đã dùng lâu năm, thấy ì ạch thì thay ổ cứng mới là một giải pháp tận gốc hữu hiệu hàng đầu. Thế nhưng thi thoảng ngay cả máy mới mua cũng có thể cần thay sang chiếc ổ SSD cao cấp hơn. Lý do thường do máy thường xuyên cần dùng những ứng dụng nặng như chơi game online, làm đồ họa, dựng phim,… mà ổ cứng hiện tại chưa đáp ứng được nhu cầu. 

Bạn có thể tìm mua các ổ cứng SSD cao cấp ngay tại Phong Vũ. Việc thay mới thì nên nhờ thợ chuyên nghiệp nếu bạn không có kinh nghiệm hoặc không hiểu biết nhiều về công nghệ.

7. Nâng cấp Ram giúp cho laptop chạy nhanh hơn

Sau ổ cứng thì RAM cũng là một phần “xương sống” quan trọng ảnh hưởng tới tốc độ, độ mượt của máy tính.

RAM hay còn gọi là Random Access Memory, là nơi chứa tất cả các tập tin của các chương trình đang chạy trên máy tính. Việc truy cập các tập tin từ RAM nhanh hơn rất nhiều so với việc truy cập từ ổ đĩa cứng. Để giúp máy chạy nhanh hơn, cách đơn giản nhất là bạn có thể đầu tư nâng cấp RAM. Nâng cấp RAM thì phức tạp hơn một chút. Nếu thấy bộ nhớ RAM liên tục ở mức trên 90% thì bạn nên cân nhắc nâng cấp laptop của mình.

Để check RAM laptop, bạn vào mở Task manager và xem xét tình trạng CPU. Tuy nhiên, việc nâng cấp được hay không và nâng cấp bao nhiêu còn tùy vào khe cắm RAM của mỗi thiết bị. Để có thể nâng cấp RAM, bạn nên nhờ sự tư vấn, trợ giúp của thợ hoặc người chuyên nghiệp. 

8. Tắt những ứng dụng khởi động cùng Windows

Máy tính của bạn sẽ phải ngốn một khoản năng lượng nhất định để mở các ứng dụng mặc định khởi động cùng Windows. Quá trình này có thể khiến máy khởi động chậm hơn trong khi nhiều app chúng ta chưa chắc cần dùng đến. Để điều chỉnh các phần mềm này chúng ta làm theo bước sau (áp dụng với Windows 10 trở lên)

  • Bước 1: Vào Windows (Start) => Vào Settings hoặc ấn tổ hợp phím Windows + I
  • Bước 2: Vào phần Apps
  • Bước 3: Vào Startup => Nhấn Tắt (OFF) các ứng dụng mà bạn không muốn khởi động cùng Windows nữa
Nhiều app bị cài mặc định mở mà chính bạn không biết

9. Tắt những ứng dụng khởi động cùng Windows

Máy tính của bạn sẽ phải ngốn một khoản năng lượng nhất định để mở các ứng dụng mặc định khởi động cùng Windows. Quá trình này có thể khiến máy khởi động chậm hơn trong khi nhiều app chúng ta chưa chắc cần dùng đến. Để điều chỉnh các phần mềm này chúng ta làm theo bước sau (áp dụng với Windows 10 trở lên)

  • Bước 1: Vào Windows (Start) => Vào Settings hoặc ấn tổ hợp phím Windows + I
  • Bước 2: Vào phần Apps
  • Bước 3: Vào Startup => Nhấn Tắt (OFF) các ứng dụng mà bạn không muốn khởi động cùng Windows nữa
Nhiều app bị cài mặc định mở mà chính bạn không biết

10. Giảm nhiệt độ laptop trong quá trình hoạt động

Máy móc, thiết bị nào khi hoạt động lâu, thao tác nặng cũng bị nóng máy. Laptop nóng tất nhiên sẽ làm chậm máy, đồng thời còn làm ảnh hưởng tuổi thọ thiết bị. Vậy nên trong quá trình sử dụng mỗi ngày, bạn nên lưu ý hạn chế tối đã việc để laptop nóng quá lâu. Nếu thấy máy nóng, hãy để nó nghỉ ngơi một lát trước khi tiếp tục làm việc.

11. Vệ sinh máy tính định kỳ

Đừng nghĩ máy tính chỉ cần “tổng vệ sinh” bên trong mà quên mất việc vệ sinh vỏ ngoài của nó. Trong các khe hở, lỗ cắm,… có thể bị mắc bụi bẩn hay dị vật và chúng hoàn toàn có thể làm ảnh hưởng đến linh kiện bên trong. Bạn nên định kỳ vệ sinh laptop của mình từ A đến Z, lý tưởng nhất là khoảng 3 tháng một lần.

Việc đảm bảo laptop hoạt động trơn tru không thể thiếu khâu bảo dưỡng và vệ sinh hệ thống định kỳ. Khác với máy tính để bàn được trang bị case máy để chứa linh kiện cũng như che chắn khỏi bụi và những tác động của môi trường, các máy laptop chỉ có một lớp vỏ được làm bằng nhựa hoặc kim loại tổng hợp để bảo vệ phần cứng bên trong, Hơn nữa, với kích thước khiêm tốn, laptop không thể đảm bảo một hệ thống vệ sinh và tản nhiệt như các máy tính để bàn. Việc laptop trở nên ” ì ạch” khi sử dụng có thể do các tác nhân dưới đây:

  • Quạt tản nhiệt và keo tản nhiệt hoạt động kém hiệu quả.
  • Bụi bay vào trong khung máy khiến cho máy không thoát được nhiệt.
  • Quạt tản nhiệt bị kẹt hoặc bị bít khiến cho quạt không thể thổi gió làm mát laptop.

Chúng ta nên áp dụng càng nhiều cách kể trên càng tốt để khắc phục tình trạng laptop bị chậm. Nếu máy quá chậm, hỏng hóc nặng thì bạn nên mang ra ngoài tiệm để có được sự giúp đỡ chuyên nghiệp.