Bạn lo sợ khi tìm hiểu về các chế độ đo sáng ư? Tôi tự tin rằng mình có thể khiến bạn có suy nghĩ khác đấy. Đo sáng tự động của máy ảnh sẽ chỉ giúp bạn được chừng nào thôi. Vì khi kĩ năng nhiếp ảnh kĩ thuật số của bạn tăng, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy khó chịu với các khung cảnh có ánh sáng phức tạp. Hiểu biết về các chế độ đo sáng là chìa khóa để ta bớt thấy sợ khi gặp phải các trường hợp ánh sáng hỗn tạp, khó xử lý.
Hãy cùng tôi khám phá bài hướng dẫn sử dụng các chế độ đo sáng ngay nhé.
Lồng đèn hình rồng khổng lồ trong lễ hội Mid-Summer Ghost ở Keelung, Taiwan. Chế độ đo sáng: Spot.
Metering là gì?
Hiểu được khái niệm này rất quan trọng trước khi bạn học về từng chế độ đo sáng riêng biệt trên máy ảnh của bạn. “Metering” có nghĩa là đo sáng. Một bức ảnh được phơi sáng đúng cách được cấu thành từ 3 vùng màu: shadow, mid-tone, highlight.
Bức ảnh dưới đây thể hiện 3 vùng này rõ nhất. Các ngọn đồi phủ đầy cây ở tiền cảnh và mây đen đại diện cho shadow, nóc đền thờ và bức tượng đại diện cho mid-tone và các mảng mây sáng đại diện cho highlight.
Bức tượng trên nóc đền hướng ra các ngọn đồi – ở Jiufen, Taiwan. Bằng cách sử dụng chế độ đo sáng của máy ảnh, tôi đã có nhiều quyền kiểm soát sáng tạo hơn để chụp bức ảnh tối (underexposure) hơn một chút, giúp người xem có được cảm giác tiên đoán về trận mưa sắp tới như tôi khi nhìn từ đám mấy đen, và tiếng những đám mây đang gầm rú ở phía trên.
Camera của bạn có một công cụ cực kì thông minh gọi là đo sáng và nó cho phép máy ảnh xác định được độ sáng chính xác cân bằng giữa shadow, mid-tone và highlight. Bạn sẽ thấy ở dưới đáy khung khi bạn đặt mắt vào viewfinder.
Đọc ánh sáng từ khung cảnh
Các chế độ đo sáng kiểm soát những phần của khung cảnh mà công cụ đo sáng dùng để đọc. Xét ví dụ bên dưới. Nếu bạn đo sáng mỗi con rồng và chụp thì con rồng sẽ được phơi sáng đúng cách. Tuy nhiên, bầu trời có thể sẽ bị quá sáng.
Hoặc nếu tôi đo sáng chỉ bầu trời, bầu trời sẽ được phơi sáng chính xác nhưng con rồng sẽ hơi tối. Tuy nhiên nếu tôi đo từ khu vực rộng và thoáng hơn của khung cảnh, tôi sẽ có được độ phơi sáng cân bằng.
Chi tiết từ đền thờ Land God tại cảng Badouzi – Taiwan. Đo sáng chỉ con rồng và cả bức hình hơi bị quá sáng.
Bốn chế độ đo sáng chính
Giờ hãy tiếp tục tới phần chính của bài viết. Ở đây, tôi sẽ giải thích từng cái trong bốn chế độ này có chức năng gì và cách nó ảnh hưởng tới các bức ảnh của bạn.
Nhưng trước khi chúng ta bắt đầu, hãy chú ý tới cách phép đo hoạt động. Tông cực sáng và cực tối có thể đánh lừa thiết bị đo. Tại sao ư? Bởi vì nó được thiết kế để biến mọi tông màu thành cái gọi là “ 18% gray”. Hãy tưởng tượng một ngọn núi phủ đầy tuyết hoặc một chiếc xế hộp đen bóng. Liệu bạn sẽ muốn máy ảnh sửa những tông màu này thành 18% gray? Hay bạn muốn màu của chúng được render như những gì mắt chúng ta thấy? Câu trả lời rõ ràng rồi phải không nhưng nó không đúng với thiết bị đo sáng.
Vậy nên đó là công việc của bạn khi xem lại các tấm ảnh trên histogram và quyết định xem cái nào chính xác với khung cảnh bạn chụp. Nếu không phải thì bạn có thể sử dụng chế độ Exposure Compensation để điều chỉnh (khi chụp trong trong chế độ Aperture hoặc Shutter Priority).
Chế độ Evaluative (Matrix) Metering (Đo sáng tương đối)
Evaluating metering là chế độ tự nhiên cần giải thích trước vì đó là cái máy ảnh sử dụng như tiêu chuẩn hoặc mặc định. Công cụ đo sáng sẽ đọc qua toàn bộ khung cảnh. Với thông tin đó, chiếc máy tính trong máy ảnh sẽ thực hiện nhiều phép tính để xác định độ sáng chính xác với các vùng màu shadow, mid-tone và highlight được chỉnh sao cho cân bằng.
Một khung cảnh từ chợ Mother ở Imphal – Manipur, Ấn Độ. Tôi muốn đọc được toàn bộ ánh sáng ở đây và nên tôi đã sử dụng chế độ Evaluative Metering.
Trên Asahidake, ngọn núi cao nhất ở Hokkaido – Nhật Bản. Bức ảnh chụp ở chế độ Evaluative Metering, máy ảnh cố gắng thực hiện độ phơi sáng trung hòa cả 3 vùng màu trong khung cảnh. Điều này đặc biệt hữu ích khi bạn đang học cách chụp phong cảnh.
Chế độ Center-Weighted Metering (Đo sáng trung bình ưu tiên vùng trung tâm)
Hãy tưởng tượng bạn đang zoom vào khung cảnh một tí. Ngược với chế độ Evaluative Metering là đọc ánh sáng toàn bộ khung cảnh, Center-Weighed Metering chỉ đọc ánh sáng ưu tiên ở trung tâm. Nó sẽ vẫn đọc từ phần lớn khung hình chỉ không phải là toàn bộ. Điều này còn tùy thuộc vào các nhà sản xuất máy ảnh nhưng thường khoảng 60% và 80% khung hình.
Một người chơi đàn xếp ở Central Vienna – Áo. Chế độ Center-Weighted là một lựa chọn hoàn hảo cho bức chân dung này vì không có gì nổi bật ở bốn góc hoặc dọc mép ảnh. Nó nằm trong vùng trung tâm khoảng 60%-80% khung hình.
Khu vực bên trong vòng tròn đỏ là những gì mà chế độ Center-Weighted sẽ đo sáng.
Chế độ Partial Metering (Đo sáng phần)
Nếu Center-Weighted Metering zoom vào một chút thì Partial Metering zoom vào sâu hơn nữa. Lần này, thiết bị đo sẽ đọc ánh sáng từ khu vực có kích thước bằng 6-15% trung tâm khung cảnh, tùy thuộc vào nhà sản xuất máy ảnh của bạn.
Người chèo thuyền trên sông Ganges (sông Hằng) – Varanasi, Ấn Độ. Chế độ Partial Metering là nơi mọi thứ bắt đầu thực sự trở nên thú vị. Bạn bắt đầu kiểm soát nhiều hơn trước đây ở nơi bạn đo sáng trong khung cảnh. Như bạn có thể thấy, khuôn mặt người đàn ông này chỉ đang ở trong ngưỡng của điểm trung tâm xấp xỉ bằng 10% khung hình. Nó được phơi sáng chuẩn xác theo cách mà tôi muốn, nhưng tôi không chỉ may mắn như vậy.
Với người lái đò ở Varansi ở trên, tôi đã chụp ở chế độ Aperture Priority. Tôi lấy nét vào khuôn mặt của anh ta trước khi điều chỉnh bố cục. Điều này cho phép máy ảnh đọc ánh sáng từ 10% khung hình xung quanh đầu anh ta.
Sau đó tôi sử dụng nút khóa sáng. Hãy chú ý rằng điều này chỉ tác dụng chủ yếu với chế độ Aperture hoặc Shutter Priority. Với việc giữ nút này, bạn sẽ khóa sáng và có thể điều chỉnh bức ảnh mà không thay đổi các thiết lập.
Trên cùng một chiếc thuyền, mặt trời lặn qua các bậc tam cấp bên bờ sông – Varanasi, Ấn Độ. Lần nữa, tôi lấy nét vào những bông hoa để đo sáng. Vì chỉ có một chút tia sáng loe lói qua các đỉnh tòa nhà, bầu trời không còn nắng gắt nữa. Tuy nhiên, sau đó tôi đã giảm độ sáng một chút bằng Lightroom.
Chế độ Spot Metering (Đo sáng điểm)
Spot Metering đọc ánh sáng từ khoảng 1-5% của khung cảnh. Cá nhân tôi sử dụng chế độ này nhiều hơn những cái khác nhưng sẽ hơi khó một chút cho bạn nếu chỉ vừa mới học về camera và đo sáng.
Sử dụng Spot Metering cùng với nút khóa phơi sáng và AF trung tâm là sự kết hợp vô cùng tuyệt vời. Hãy hướng điểm lấy nét trung tâm của viewfinder vào chủ thể hoặc nguồn sáng để đo sáng. Khóa sáng và điều chỉnh bố cục, sau đó lấy nét và chụp.
Tôi nhận thấy rằng chế độ Spot Metering phù hợp cho chụp chân dung và giúp lấy lại được chính xác màu da. Tôi dùng nó cho những nguồn sáng chuyên biệt, ví dụ như tia sáng qua cửa sổ, nhưng chỉ sử dụng khi tôi hài lòng với các vùng khác của bức ảnh được chụp tối. Tôi không khuyến khích sử dụng chế độ này cho chụp phong cảnh trừ phi bạn đang muốn thử nghiệm với chụp cảnh tối.
Đo sáng điểm vào bầu trời để có được cảnh hoàng hôn huyền ảo và các tông màu sâu hơn trên bầu trời.
Bóng người đang nướng kẹo dẻo tại buổi lửa trại ở Matsumoto, Nhật Bản. Trong tất cả tình huống hay thay đổi, bạn nên chọn chế độ này nếu bạn muốn tạo bóng đen. Đo sáng ở phần sáng nhất của bức ảnh và chọn các thiết lập. Khóa sáng và tùy chỉnh bố cục. Phần sáng nhất của khung cảnh sẽ sáng đủ và chủ thể của bạn sẽ được phủ trong màu đen cực kì sâu.
Bên trong lăng mộ 500 tuổi tại Lodi Gardens – New Delhi, Ấn Độ. Chế độ Spot Metering chính xác một cách không thể tin nổi. Bạn có thể đo tại nguồn sáng cụ thể như tia sáng mặt trời đơn xuyên qua cửa sổ. Trong tấm này, tôi cúi thấp người xuống để nguồn sáng nhân tạo nằm trực tiếp đằng sau biển hiệu và đo tại khu vực sáng của sàn nhà.
Lời kết
Bước tiếp theo là chế độ full manual, trong chế độ này thì nút khóa sáng không cần thiết. Nhưng đầu tiên, hãy thuần thục các chế độ đo sáng bằng cách sử dụng chế độ Shutter và Aperture Priority.