Khi bắt đầu con đường khởi nghiệp của mình, nhà sáng lập Michael Dell mới chỉ là chàng thanh niên 19 tuổi đam mê máy tính. Từ một sinh viên y khoa tới ông chủ của thương hiệu máy tính hàng đầu thế giới là một con đường kéo dài hơn 30 năm với nhiều thăng trầm.
Lịch sử
Dell Inc là một công ty đa quốc gia của Mỹ về phát triển và thương mại hóa công nghệ máy tính có trụ sở tại Round Rock, Texas, Hoa Kỳ. Dell được thành lập năm 1984 do chủ quản gia Michael Dell đồng sáng lập. Đây là công ty có thu nhập lớn thứ 28 tại Mỹ.
Dell nổi tiếng với việc cung cấp cho người dùng khả năng tùy biến và cá nhân hóa thiết bị máy tính theo sở thích riêng của mình. Những tùy chỉnh này được áp dụng rộng rãi cho các dòng sản phẩn máy tính laptop và máy tính bàn của hãng. Công ty tự hào trong việc cung cấp những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng, từ đó quảng bá sự sáng tạo trong từng slogan của hãng.
Khi còn là sinh viên năm thứ nhất của Đại học Tổng hợp Texas, Michael S. Dell đã bắt đầu tập kiếm tiền bằng cách lắp ráp và bán những máy tính tương tự như máy tính của hãng IBM ngay trong phòng trọ của ký túc xá sinh viên. Sử dụng những linh kiện mua với giá bán buôn, Dell lắp ráp những máy tính tương đương với máy tính của IBM và bán cho những người sử dụng máy tính cá nhân với giá rẻ hơn nhiều so với giá bán của các công ty danh tiếng.
Nhận thấy rằng cái công việc mà mình ưa thích, hàng tháng đem về tới $80.000, có thể dễ dàng chuyến đổi thành một ngành kinh doanh lớn trong tương lai, Michael Dell rời bỏ đại học Texas và thành lập Dell Computer Corp, mang chính tên ông vào tháng 4 năm 1984.
Với niềm tin chắc chắn rằng những người sử dụng máy tính có kinh nghiệm sẽ đánh giá được chất lượng của những loại máy tính do ông lắp ráp theo từng yêu cầu riêng của khách hàng, Dell bắt đầu đăng quảng cáo trong các tạp chí về công nghệ thông tin. Vào thời gian này khách hàng có thể sử dụng tới 800 số điện thoại để đặt mua máy tính do công ty Dell lắp ráp và giao hàng qua bưu điện.
Bằng cách mua tận gốc, bán tận ngọn này, Dell có thể bán cho khách hàng với giá thấp hơn nhiều so với các công ty khác. Dell nhanh chóng trở thành nhà phân phối lớn nhất về máy tính cá nhân qua bưu điện. Với doanh số khá khiêm tốn khoảng $6 triệu trong năm 1985, Dell nhanh chóng đẩy doanh số lên gần $40 triệu vào ngay năm sau đó.
Dell cũng nhanh chóng nhận ra rằng ông cần có các công sự có kinh nghiệm để quản lý công ty đang phình ra với tốc độ chóng mặt. Vì vậy ông chiêu mộ ngay một loạt các chuyên viên marketing từ chính đối thủ cạnh tranh của mình là công ty Tandy Corp., cũng như mời chuyên gia về ngân hàng là E. Lee Walker về làm chủ tịch tập đoàn. Bản thân Michael Dell nắm giữ vị trí Tổng giám đốc và cho đến nay ông là người giữ cương vị Tổng giám đốc có thâm niên lâu nhất trong các công ty máy tính của Hoa Kỳ.
Vào năm 1987, Dell bắt đầu phát triển hệ thống các nhà máy chế tạo của riêng mình. Hãng Dell cũng bắt đầu xây dựng hệ thống hỗ trợ khách hàng trong cả nước Mỹ và bắt đầu cung cấp các dịch vụ lắp đặt, sửa chữa, bảo hành, bảo dưỡng ngay tại nhà cho các sản phẩm của chính mình Cũng vào năm 1987 hãng Dell đã mở văn phòng đầu tiên của mình tại Anh, mở đầu cho công cuộc chinh phục thế giới. Hãng cũng bắt đầu cho xuất bản cuốn catalog đầu tiên của mình.
Đội ngũ marketing mới của hãng đã nhanh chóng hướng các sản phẩm của Dell vào các thương vụ lớn. Nó đồng thời cũng mở rộng lực lượng bán hàng và làm cho chi phí quảng cáo lên khá cao. Cảm nhận thấy công ty của mình đã đi quá xa so với ý định ban đầu về mô hình bán trực tiếp đến tay người tiêu dùng, Dell bắt đầu cảnh cáo những giám đốc marketing của mình về việc chi phí quá nhiều cho quảng cáo và sử dụng những chiến thuật marketing truyền thống. Vào cuối năm 1987, phần lớn các chuyên viên marketing lôi kéo được từ công ty Tandy đã bị buộc phải thôi việc hoặc tự rút lui.
Dell nhanh chóng cải tổ lại và nâng cấp hệ thống dịch vụ khách hàng của mình vào cuối năm 1988. Đồng thời hãng cũng cho ra đời 3 model PC mới của mình, mở thêm văn phòng tại Canada và bắt đầu mở dịch vụ cho thuê máy tính. Hãng cũng tập trung nhiều hơn vào các khách hàng lớn như công sở, các trường đại hoc, các cơ sở giáo dục và các công ty lớn. Cũng trong năm 1988 Dell trở thành công ty đại chúng, bắt đầu bán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán với giá $ 8,5 một cổ phiếu.
Để có thể cạnh trạnh được với các công ty của Nhật bản luôn tung ra thị trường các sản phẩm rẻ hơn, Dell bắt đầu chiến dịch củng cố bộ máy của mình. Nhằm mục đích đó, Dell thuê Glenn Henry nguyên là kỹ sư của hãng IBM Corp. vào năm 1989, để phụ trách phần phát triển sản phẩm mới. Hãng cũng bắt đầu sản xuất những server đầu tiên trên cơ sở UNIX và hợp tác với Intel để đưa bộ vi xử lý 486 vào máy tính của minh ngay sau khi nó được xuất xưởng.
Dell cũng bắt đầu tham gia bán máy in kim do hãng Epson sản xuất và vào năm 1990 doanh số bán máy in kim Epson đã lên tới $ 546 triệu bằng 40 % của doanh số toàn hãng. Mặc dù mức tăng trưởng hai con số trong doanh thu nhưng lợi nhuận của hãng lại giảm 64 % chủ yếu do chi phí nghiên cứu phát triển cao và tồn kho với số lượng lớn các loại chíp nhớ. Hãng lần đầu tiên đã phải sử dụng hệ thống bán lẻ sau khi ký hợp đồng với Soft Warehouse Inc., hãng bán lẻ máy tính hàng đầu tại Mỹ. Hoạt động trên thương trường thế giới cũng tăng mạnh sau khi hãng đưa cơ sở sản xuất tại Ireland vào hoạt động và mở các văn phòng mới tại Pháp, Ý và Thụy Điển.
Thành tựu
Sau hơn 30 năm hoạt động, thương hiệu DELL đã gặt hái được nhiều thành tựu rực rỡ trong từng bước đường phát triển của mình. Tiên phong là công ty máy tính hàng đầu trong việc thiết kế các sản phẩm thân thiện với môi trường và giảm thiểu tối đa tác hại tới môi sinh, DELL luôn hướng tới việc phát triển công nghệ song hành với việc tạo ra một tác động xã hội tích cực, đảm bảo cho một cuộc sống tiện nghi và liên tục được đổi mới cho con người.
- Thứ hạng
- Xếp thứ 2 trong nhóm Các công ty máy tính lớn nhất thế giới theo số liệu của Forbes năm 2018, hạng mục Công nghiệp máy tính.
- Đứng thứ 6 trong top 50 công ty phát triển bùng nổ trong tương lai.
- Vị trí thứ 42 trong 100 công ty tốt nhất thế giới dựa trên dữ liệu của Vmware
- Xếp thứ 6 trong 25 cơ sở làm việc đa quốc gia tốt nhất thế giới theo kết quả nghiên cứ của EMC
- Các giải thưởng về công nghệ
- Nhà cung cấp bán hàng trực tiếp tốt nhất năm 2017.
- Giải thưởng của IT Pro 2017 cho hạng mục “ Sản phẩm của năm” với Dell EMC PowerEdge R640.
- 87 giải thưởng tại hội chợ CES 2018 – Triển lãm hàng điện tử tiêu dùng lớn nhất thế giới.
- Giải vàng cho giải pháp an ninh thông tin của ISPG.
- Giải thưởng về phát triển bền vững
- Được vinh danh trong danh sách “ Thay đổi thế giới” năm 2017 của tạp chí Fortune.
- Từ 2012, Dell đã tái chế hơn 200 tỷ tấn sản phẩm.
- Giải thưởng sáng tạo cho giải pháp môi trường của CES 2018
- Đóng góp xã hội
- Tổng số tiền từ thiện năm 2016: 52,2 triệu đôla
- Tiếp cận và định hướng công việc cho 2.3 triệu thanh niên từ năm 2013 trong chương trình Youth Learning.
- Từ năm 2013, nhân viên của Dell đa tham gia hoạt động tình nguyện hơn 3.3 triệu giờ.
- Năm 2016, số tiền quyên góp từ thiện của tập thể nhân viên Dell đạt 6.706,780 đôla.
Luôn dẫn đầu với những sản phẩm được thiết kế với tính năng độc đáo của mình, DELL đã cho ra đời nhiều mẫu sản phẩm tạo tiếng vang lớn trong ngành công nghiệp máy tính, có thể kể đến như:
- Màn hình Dell UltraSharp 4K với khả năng hiện thị HDR 1.07 tỷ màu
- Dòng sản phẩm máy tính xách tay phân khúc cao cấp Dell XPS
- Dòng máy tính xách tay chơi game đỉnh cao Alienware
- Dòng smartphone doanh nhân Dell Venue
- Dòng máy tính xách tay đa phương tiện Dell Inspiron
Triết lý
Dell quan niệm rằng : “ Khách hàng chính là trung tâm của mọi hoạt động của chúng tôi. Chúng tôi lắng nghe nhu cầu và mong muốn của khách hàng và hợp tác để tìm ra cách để đưa ra một công nghệ phù hợp.” Để minh chứng cho triết lý này, Dell liên tục tiến hành đổi mới phong cách thiết kế và thể hiện sản phẩm, nhằm hướng tới tạo ra sự thoải mái tối đa và khả năng tùy biến một cách cụ thể nhất cho người dùng. Các sản phẩm của Dell đều thể hiện cá tính sáng tạo rất riêng của thương hiệu và hòa hợp cùng người dùng ở mức cao nhất. Quan điểm phát triển bền vững cũng luôn được Dell theo đuổi khi mọi sản phẩm của hãng đều mang tính năng có thể tái chế và sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường. Vì một ngày mai tốt hơn ngày hôm qua, Dell hướng tới những giá trị mang tính lâu bền trong mọi sản phẩm và chính sách kinh doanh của mình.
Trả lời