Một câu hỏi rất nhiều người thắc mắc đặc biệt là những người dùng máy tính cơ bản có lẽ vẫn đang nhầm lẫn: “Dùng CPU máy trạm (workstation) để chơi game ngon hơn vì nó mạnh hơn CPU thông thường đúng không?”. Dưới đây sẽ giải đáp cho vấn đề đó.
Có một điều luôn làm cho PC lấn lướt nhiều hơn rất nhiều so với console trong việc chơi game, chính là việc người dùng có thể dễ dàng nâng cấp trải nghiệm của mình lên một mức cao hơn ban đầu mà không bị gò bó. Chẳng hạn như nâng cấp về Gaming gear, màn hình hiển thị hay nâng cấp về linh kiện bên trong để mang lại sức mạnh cho ra được những hình ảnh tốt hơn.
Về bản chất, các nhà sản xuất CPU cho máy trạm gần như sẽ không có thay đổi về kiến trúc bên trong của các sản phẩm. Ví dụ như dòng CPU Intel Xeon sẽ có cấu trúc cấu tạo gần giống Intel Core I và với một số dòng Xeon thậm chí còn có cả socket tương tự với những CPU Intel Core i. Điều này có nghĩa, với cùng một bo mạch chủ, người dùng có thể tháo lắp CPU Xeon hay Core i để sử dụng mà không có bất kì khó khăn gì.
Cấu trúc tương tự như CPU dành cho người dùng phổ thông
CPU Workstation vốn dĩ được sinh ra với tính bền bỉ rất cao, cùng với đó là xung nhịp được hạ thấp xuống để phục vụ cho những bộ máy trạm làm việc liên tục 24/7 khác với những CPU thông dụng được bán ra cho thị trường người tiêu dùng thông thường với mức xung cao hơn nhưng hiệu quả cao chỉ dành cho mức độ sử dụng với mức thời gian ngắn trong ngày.
Hoạt động 24/7 nên tính bền bỉ sẽ tăng lên rất nhiều nhưng bên cạnh đó xung nhịp sẽ kém hơn so với CPU thông dụng.
Bên cạnh đó việc sử dụng CPU workstation sẽ là điều tất yếu nếu người dùng muốn có một bộ máy có nhiều nhân xử lý các tác vụ hơn. Nhưng điều bất ngờ xảy ra, chính là việc khi vào những tác vụ chơi game, khi sử dụng với cả CPU máy trạm, không hề có một sự thay đổi nào nếu so sánh với lúc sử dụng với CPU thông thường. Các tác vụ chơi game đã làm tối ưu quá tốt việc dàn trải tài nguyên ra các nhân của CPU, nôm na có thể hiểu việc bạn chơi game ở cấu hình tối đa trên một CPU 8 nhân và một CPU 64 nhân không hề có sự khác biệt quá nhiều. Bên cạnh đó, CPU máy trạm sẽ có thêm một số bất lợi như không thể ép xung các nhân, một số sẽ không có iGPU hỗ trợ những tác vụ cần tăng tốc độ xử lý.
Chơi game thì nhiều nhân không quá quan trọng
Câu trả lời cuối cùng:
Không, sử dụng CPU máy trạm sẽ không làm cho game của bạn “nuột hơn” so với CPU thông thường. Nhưng nếu bạn muốn vừa chơi game, stream và quay phim lại màn hình trong quá trình chơi, thậm chí cao cấp hơn nữa là chạy những bộ máy ảo, hay cần nhiều nhân và luồng trong CPU để có thể đáp ứng được đa nhiệm, nhiều tác vụ một lúc thì CPU máy trạm là một lựa chọn phù hợp hơn.
CPU máy trạm sẽ phù hợp hơn rất nhiều với những tác vụ tạo nhiều hệ điều hành ảo.