Sau khi dán laptop, bạn sẽ không còn gặp tình trạng bị in dấu tay lem nhem xung quanh thân máy, chiếc laptop cũng trở nên bóng bẩy hơn và cũng tránh được các vết xước trong tương lai. Thế nhưng dán laptop cũng có nhiều tổn hại nghiêm trọng nếu như bạn đưa nó đến tay thợ không lành nghề.
Xước xát, chảy nhựa
Vật dụng quen thuộc của thợ dán máy là dao lam (dể tỉa và rạch các phần nilon lừa) và bật lửa (để hơ cho nilon dính chặt vào máy, tẩy đi các vết bong bóng). Nếu sử dụng không khéo, hai vật dụng nguy hiểm này sẽ làm cho máy tính xách tay bị xước xát hoặc chảy nhựa, biến lợn lành thành lợn què.
Hỏng hóc màn hình, hư cảm ứng
Bản thân người viết đã từng bị thợ dán máy chọc rách lớp cảm ứng của máy vì cắm dao lam quá sâu ở các bộ phận mà họ không thể dán theo cách thông thường. Thợ dán chỉ cần nhích đi vài centimet thôi, thì vật bị hư chính là màn hình. Dán laptop là một biện pháp giúp bảo tồn vẻ đẹp của máy tính xách tay rất hiệu quả. Nhưng chỉ vì như vậy mà làm tổn hại đến những linh kiện đắt tiền hơn thì thật là đáng tiếc.
Ảnh hưởng tới loa và tản nhiệt
Laptop nào cũng sẽ các lỗ hở, giả dụ như lỗ hở ở loa để âm thanh thoát ra, hay lỗ hở xung quanh máy để khí nóng thoát ra. Các thợ dán laptop lành nghề sẽ định vị ngay ra các lỗ hở đó và khoét chúng để máy hoạt động bình thường. Thế nhưng những thợ làm ẩu, không kỹ tính hay không có đủ kinh nghiệm sẽ bỏ qua chi tiết nhỏ đó, làm cho máy phát ra âm thanh sai lệch và giảm tuổi thọ vì nhiệt độ tích tụ nhanh hơn theo ngày tháng sử dụng.
Ảnh hưởng tới bố cục bàn phím
Nếu bạn dán một lớp nilon quá dày lên bàn phím, thì bàn phím laptop sẽ trở nên nông hơn bề mặt vốn có, gây biến dạng trải nghiệm gõ phím của bạn.
Qua đó ta thấy, nếu có nhu cầu dán laptop, bạn cần mang thiết bị ra những cửa hàng hoặc thợ dán có uy tín, tuyệt đối không nên mang laptop ra những thợ không chuyên như thợ dán xe, thợ dán biển… để tránh những biến cố không đáng có.
Trả lời