Cho đến thời điểm này có thể nói Apple đã hoàn thành xong quá trình chuyển đổi từ chip Intel sang M1 của mình một cách thành công mỹ mãn. Không biết toàn bộ là do thực lực hay có cả sự may mắn đi kèm nhưng con đường phát triển con chip M1 của Apple khá thuận buồm xui gió.
Nhân lúc hoàn tất sự chuyển đổi chip nhà Táo, cùng với đó công ty hiện đang sẵn sàng cho làn sóng máy tính tiếp theo với các thế hệ sau chip M1 của mình, cùng Phong Vũ nhìn lại một ít về câu chuyện chip M1 một lối đi thành công mà Apple đã đạt được.
Đọc thêm:
- So sánh chip M1 Ultra và M1 Max: Nên chọn máy tính có chip nào?
- Chip M1 Ultra mạnh nhất thế giới hiệu suất gấp 8 lần chip M1
- Chip M1 của Apple tự sản xuất có gì HOT?
Câu chuyện chip M1 là điển hình của cả một hành trình dài thu về quả ngọt
Vào năm 2013, Apple đã bắt đầu có những định hướng thay đổi mới sau nhiều năm doanh số các máy Mac được bán ra thấp đến mức Apple đã phải lên tiếng xin lỗi người dùng. Ngày nay khi mà Apple nắm trong tay M1, Apple đã vươn lên 1 tầm cao mà các đối thủ của họ khó tranh giành được và được giới chuyên gia công nghệ nhìn nhận ở một vị trí hoàn toàn khác biệt.
Nhưng không phải chỉ sau một đêm mà công ty lại một lần nữa cách mạng hóa máy Mac của mình. Đó là 14 năm làm việc của ông Srouji, đã xây dựng đội ngũ chip từ 45 người lên đến vài nghìn người trên toàn cầu, bao gồm cả quê hương Israel của ông.
Ông Srouji, Phó chủ tịch cấp cao của Apple cho biết trong một cuộc phỏng vấn hiếm hoi: “Điều tôi học được trong cuộc sống đó là bạn suy nghĩ thấu đáo tất cả những điều bạn có thể kiểm soát và sau đó bạn phải linh hoạt, thích ứng và đủ mạnh mẽ để chuyển hướng khi mọi thứ không theo kế hoạch, Covid là một ví dụ.”
Thoạt đầu khi mọi người nghe đến việc loại bỏ Intel để đi một con đường riêng dường như ai cũng lo lắng và hoang mang về nó.
Vào thời điểm đại dịch bắt đầu, Wall Street Journal nói rằng “một trong những lo lắng lớn nhất của Công ty là sự xuất hiện của Covid-19 sẽ làm trật quỹ đạo được chuẩn bị từ nhiều năm trước khi chip M1 ra mắt vào mùa thu năm 2020”. Ông Srouji đã làm việc để thiết kế một quy trình thử nghiệm mới ngay lập tức nhằm ứng phó với sự kiện toàn cầu mà chẳng ai có thể đoán trước này.
Để sản xuất silicon của riêng mình, Apple cũng phải lo lắng về sự chuyển đổi này của Intel, vì vào năm 2006, công ty đã phải vật lộn để chuyển từ PowerPC.
Sự chuyển đổi đó kéo theo nhiều bản sửa đổi vào phút cuối đối với bảng mạch chính của laptop. Ông Srouji thừa nhận sự thay đổi trong chiến lược đã vấp phải sự tranh luận gay gắt trong nội bộ công ty và có thể là một bước đi sai lầm đáng xấu hổ và tốn kém.
“Đầu tiên và quan trọng nhất, nếu chúng tôi làm điều này, chúng tôi có thể cung cấp các sản phẩm tốt hơn không?” Ông Srouji nói trong cuộc tranh luận. “Đó là câu hỏi số 1. Nó không phải về chip. Apple không phải là một công ty sản xuất chip ”.
Và ngày mà Apple chính thức ra mắt M1 cũng là lúc họ nếm trái ngọt
Sau đó, Apple đã công bố lô máy Mac đầu tiên của mình cùng với M1 MacBook Air, Mac mini và MacBook Pro tất cả chúng đều được khen ngợi hết lời. Kể từ đó, công ty đã công bố máy tính để bàn đầu tiên của mình với chip M1, iMac 24 inch, thiết kế lại MacBook Pro với các biến thể mạnh mẽ hơn M1 Pro và M1 Max. Và hiện nay vừa phát hành Mac Studio mạnh mẽ với chip M1 Ultra, thậm chí có thể vượt qua Mac Pro 2019.
Tại sao Apple bắt đầu sản xuất chip của riêng mình cho máy Mac?
Khi Apple thiết kế iPhone, họ đã tiếp cận với Intel để thiết kế một con chip có thể hoạt động cho các thiết bị di động. Giám đốc điều hành của Intel không nghĩ rằng thị trường đủ lớn và sau đó không lâu ông thấy đã thấy mình nghĩ sai.
Trong những năm sau đó, sự đổi mới của Intel đã chậm lại đáng kể. Qua một số sai lầm chiến lược, công ty nhận thấy mình đi sau các đối thủ cạnh tranh như AMD và TSMC. Trong khi đó, Apple đã hoàn thiện chip ARM năng lượng thấp của mình trên iPhone, iPad và Watch – những con chip mà họ buộc phải sản xuất vì Intel không làm như vậy.
Mac và PC trước đây đã sử dụng nhiều loại chip cho những thứ như CPU, GPU và I / O. Ngược lại những điều này, Apple đã cho ra mắ các thiết bị di động như iPhone và iPod tích hợp đầy đủ toàn bộ hệ thống trên một con chip (SoC).
Apple M1 cuối cùng đã thay đổi điều đó, với kiến trúc SoC nhanh hơn những con chip vốn được xem là nhanh nhất dành cho người tiêu dùng. Nó nhanh đến mức có thể chạy các chương trình được tạo riêng cho bộ vi xử lý của Intel (x86) nhanh hơn so với chip Intel.
Không chỉ vậy, do dựa trên ARM nên nó tiết kiệm năng lượng hơn đáng kể so với chip Intel. Các chip mới cho thấy khả năng mở rộng và sức mạnh của kiến trúc chip. Và đến nay Apple đã hoàn toàn chứng minh cho người tiêu dùng thấy khả năng dẫn đầu thị trường của mình với M1 và các thế hệ đàn em của nó.
Câu chuyện chip M1 là nền tảng cho M1 Ultra
Minh chứng rõ ràng nhất cho việc Apple đã chuẩn bị kỹ càng như thế nào để đưa M1 ra ánh sáng đó chính là những gì mà họ làm với nó sau khi ra mắt. Họ thậm chí đã có một lộ trình cho việc này khi những gì mà họ nâng cấp là nối liền 2 con chip lại với nhau cho chúng ta một cái nhìn trầm trồ. Chiến lược thông minh cùng kỹ thuật công nghệ vượt bậc khi phát minh ra chip M1 Ultra đã giúp Apple đã có một chổ đứng trong bảng xếp hạng những con chip mạnh mẽ nhất hiện tại.
Vậy anh em thấy sao, anh em thích hay nghĩ như nào về việc Apple chuyển đổi từ Intel sang M1 và cả sau này nữa. Theo dõi thêm nhiều tin tức công nghệ và gaming thú vị hàng ngày tại Phong Vũ Play nhé. Địa chỉ mua hàng công nghệ chính hãng uy tín Phong Vũ.