Lựa chọn bàn phím cơ chơi game thế nào cho phù hợp thật sự phụ thuộc hoàn toàn vào cảm nhận cá nhân của từng người nhưng cũng có một vài tiêu chí nhất định để đánh giá một bàn phím cơ chơi game tốt. Hôm nay Phong Vũ sẽ cùng anh em chọn ra những tiêu chí đó.
- Review bàn phím cơ Newmen GM1000 liệu có xứng đáng với giá tiền ?
- Bàn phím cơ, bàn phím giả cơ và bàn phím thường có gì khác nhau?
- Review bàn phím cơ DareU EK87 MutiLED giá chưa đến nửa triệu, LED RGB xịn sò
1. Tiêu chí lựa chọn bàn phím cơ đúng chuẩn
Bạn có thể tham khảo những tiêu chí dưới đây để lựa chọn cho mình một chiếc bàn phím cơ ưng ý nhé!
1.1 Lựa chọn switch
Switch là yếu tố đầu tiên để quyết định chọn bàn phím cơ phù hợp, nó phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng. Có 3 điểm khác biệt rõ nhất khi chọn bàn phím cơ là linear (giúp gõ êm, không tạo tiếng động, gây lực cản, cho tốc độ gõ nhanh chóng và êm ái), tactile bump (cảm giác gõ phím với lực cản, tạo cảm giác gõ rõ ràng nhưng lại không phát ra tiếng click), tactile click (có cả tactile bump và tiếng clicky).
Ba gương mặt đại diện tương ứng cho các dòng switch trên là Brown, Blue và Cherry MX Red. Bàn phím cơ Switch Red, phím gõ rất “êm và mượt”. Dù không có điểm tiếp xúc, bạn chỉ cần ấn nhẹ là phím đã được bấm. Hơn thế, chọn bàn phím cơ này còn giúp bạn không phát ra âm thanh lớn.
Switch Blue thì hoàn toàn ngược lại so với Switch Red. Khi chọn bàn phím cơ này, bạn sẽ cảm giác được rõ điểm tiếp xúc với phím, nó phát ra tiếng lách cách lớn, nghe rất vui tai. Đây cũng chính là loại switch mang rõ ràng chất cơ nhất của bàn phím cơ đấy.
Về phần Switch Brown, đây là sự hòa trộn vô cùng cân bằng của 2 loại switch kể trên. Hiệu quả của bàn phím cơ này chính là giúp bạn cảm nhận được rõ điểm tiếp xúc với phím nhưng không gây ra tiếng ồn, hay tiếng lách cách lớn.
1.2 Keyboard Control (Điều khiển)
Khi chọn bàn phím cơ, bạn cần quan tâm đến keyboard Control – tính năng điều khiển trực tiếp nằm trên bàn phím như play/pause, tăng, giảm âm lượng hoặc các tính năng tương đối cao cấp hơn như nút tắt khẩn cấp windows, các tổ hợp gán phím macro…
1.3 N-Key rollover
N-Key rollover là khả năng nhận diện nhiều nút phím cùng một lúc. Lựa chọn bàn phím cơ thông thường, bạn sẽ nhận diện từ 3 đến 26 phím cùng một lúc mà không sợ nhầm lần. Còn con số thường xuất hiện trên các bàn phím tốt là từ 20 đến 24.
1.4 Dạng bàn phím
Chọn bàn phím cơ phải kể đến các dạng bàn phím thịnh hành. Truyền thống nhất phải nói đến là dạng bàn phím có đầy đủ 104 phím, bao gồm cả khi phím số nằm bên phải. Tinh giản hơn thì có Tenkeyless, cắt giảm các phím số bên phải và những mẫu loại bỏ luôn các phím số, phím điều hướng, phím F và các biến tấu linh hoạt khác để phù hợp với từng mục đích sử dụng.
1.5 Keycap
Nói đến Keycap thì bạn nên quan tâm đến chất liệu các ký tự in trên nó. Hiện nay, trên thị trường có hai chất liệu phổ biến là nhựa PBT và ABS. Sự khác biệt giữa hai chất liệu của chúng là độ bền. Tuy rất khó thấy rõ nhưng PBT có độ bền cao hơn ABS.
Chọn bàn phím cơ với keycap có độ bền cao cũng khá quan trọng bởi cách thức in ấn ký tự trên đó. Chẳng hạn in laser sẽ bền hơn in thường. In thường sẽ nhanh chóng bay màu và bị làm mờ khi tiếp xúc với nhiều mồ hôi tay. Tuy nhiên, in bền nhất có thể kể đến là Double Shot. Công nghệ in này đúc hẳn 2 lớp màu riêng biệt: 1 cho keycap và 1 cho ký tự.
2. Một số thương hiệu bàn phím cơ tốt trên thị trường
2.1 Filco
Vì có tuổi thọ tuyệt vời, chất lượng vô cùng tốt nên bàn phím cơ Filco sớm đã được người dùng đánh giá cao trong nhiều năm liền. Việc chọn bàn phím cơ Filco được ví như chọn một con xe tăng, bền khủng và chắc chắn. Dù có vẻ ngoài khá đơn điệu nhưng Filco vẫn có nhiều mẫu mã về kích cỡ lẫn màu sắc và các công tắc cơ học bên trong. Tuy nhiên, giá của bàn phím này khá cao nên khá kén người dùng.
2.2 Steelseries
Bàn phím cơ Steelseries có thiết kế cứng cáp, mạnh mẽ và chất lượng cao, thường được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới. Ra mắt cộng đồng game thủ vào năm 2001, thương hiệu Steelseries liên tục có những thành công vang dội. Có thể nói, Steelseries gây ấn tượng với người dùng từ những sản phẩm chất lượng cao với giá cả phù hợp. Dòng tai nghe Siberia, Arctis Pro 3/ 5/ 7, chuột Rival 310, Sensei 310… là điển hình sản phẩm được nhiều khách hàng yêu thích của hãng.
2.3 Razer
Bàn về thương hiệu Razer, có thể kể đến dòng sản phẩm đầu tiên của thương hiệu này chính là dòng sản mẫu chuột gaming RAzer Boomslang, được ra mắt vào năm 1999. Đây cũng là chuột gaming đầu tiên trên toàn cầu được tối ưu về hiệu năng lẫn hình thức. Bàn phím cơ Razer cũng không kém cạnh, rất nhiều khách hàng đã trở nên yêu thích khi chọn bàn phím cơ này để sử dụng.
2.4 Corsair
Bàn phím cơ Corsair đến từ thương hiệu Corsair, xuất phát từ Mỹ. Những sản phẩm của hãng này hướng đến mọi đối tượng khách hàng, từ các game thủ, streamer, người sáng tạo nội dung… với đa dạng phân khúc giá. Tiền thân của thương hiệu chính là hãng sản xuất DRAM và nguồn máy. Tiếp đến, hãng phát triển các sản phẩm Gaming gear và từ đây, bàn phím cơ Corsair đã trở thành một trong những lựa chọn tin dùng của khách hàng.
2.5 Logitech
Logitech là thương hiệu điện tử vô cùng nổi tiếng đến từ tập đoàn Logitech International S.A. Đến nay, thương hiệu này đã trở thành một tập đoàn công nghệ nổi tiếng trên toàn thế giới ở thị trường các thiết bị ngoại vi. Hiện tại, Logitech sản xuất rất nhiều các sản phẩm khác nhau như tai nghe, chuột, bút trình chiếu… Nhưng trong đó, việc chọn bàn phím cơ Logitech đang nhận được nhiều sự ưu ái từ khách hàng.
2.6 Dareu
Dareu là thương hiệu bàn phím cơ đến từ công ty Trung Quốc với giá thành siêu rẻ và chất lượng siêu đỉnh. Nhiều người chọn bàn phím cơ này vì vẻ ngoài của nó khá tinh tế, cảm giác gõ chất lượng và độ hoàn thiện cao. Dareu sử dụng Switch độc quyền. Đây là sự khác biệt vô cùng thành công mà dòng bàn phím này mang lại.
2.7 Newmen
Thương hiệu Newmen được thành lập vào đầu năm 1998 tại Shenzhen Trung Quốc. Đến hiện tại, các sản phẩm bàn phím cơ nhỏ gọn của hãng luôn được đánh giá là mượt mà và bền bỉ. Hơn thế, nó còn đáp ứng đủ các tiêu chí “ngon, bổ, rẻ” và những tính năng mới riêng biệt. Đó cũng là lí do nhiều game thủ chọn bàn phím cơ này.
3. Top 4 bàn phím cơ gaming cho người mới bắt đầu
3.1 Bàn phím cơ Newmen GM368 Mix Led
Bàn phím cơ Newmen GM368 Mix Led được trang bị keycap hai lớp vô cùng nổi bật với vật liệu nhập khẩu. Được nhập khẩu từ vật liệu cao cấp nên lực chịu mài mòn của bàn phím rất lớn. Ngoài ra, độ bền và độ mịn của nó cũng mang lại cảm giác rất thoải mái cho người dùng.
Chọn bàn phím cơ này, bạn sẽ sở hữu chế độ đèn nền rực rỡ, tạo hiệu ứng thị giác vô cùng thú vị. Các phím bấm đều không có sự xung đột, thỏa mãn các yêu cầu khắt khe của game thủ khi sử dụng. Hơn nữa, tuổi thọ của phím lên đến 50 triệu lần ấn.
Bàn phím cơ có thiết kế khung thép và logo Newmen 2 bên cạnh. Hầu hết các chi tiết đều được xử lý rất tinh xảo kết hợp với sự hoàn hảo từ bộ màu newmen đã đem lại một tổng thể vô cùng tinh tế. Bàn phím hiển thị ánh sáng nền màu cam, ấm áp và kiểu Switch Blue đem lại cảm giác gõ phím êm ái.
3.2 Bàn phím Cơ Quang Học Newmen GM550
Bàn phím Newmen GM550 được sản xuất bởi hãng Newmen tại Trung Quốc. Thiết kế của bàn phím cơ này được làm từ chất liệu chống nước và bụi, bền bỉ và mượt mà. Các keycap của nó cũng được làm từ nhựa cao cấp, giúp đảm bảo tuổi thọ cho thiết bị và không bị mờ phím khi sử dụng thời gian dài.
Bàn phím Newmen GM550 là dạng full layout đầy đủ 104 phím. Nó có hệ thống LED độc đáo với đa dạng màu sắc cùng độ sáng vừa phải, thích hợp với mắt và “làm đẹp” cho không gian giải trí, làm việc của bạn.
Ngoài ra, khi chọn bàn phím cơ Newmen GM550, người dùng sẽ tiện lợi hơn khi dây cáo của máy có độ dài hợp lý, giúp thoải mái quấn, gấp mà không lo gây hư hại cho lõi dây bên trong. Bàn phím cơ này còn sử dụng đầu cắm USB tiện lợi, giúp người dùng dễ dàng tìm thấy ổ cắm thích hợp.
3.3 Bàn phím cơ DareU EK87 Mutiled Red Switch
Chọn bàn phím cơ DareU EK87 Mutiled Red Switch là một lựa chọn tuyệt vời bởi nó có nguyên thiết kế đơn giản, gọn nhẹ cùng hệ thống đèn LED nhiều màu. Đây là một bản nâng cấp của DareU EK87 ở một số chi tiết như là Stab dạng Cherry.
Ngoài ra, phiên bản bàn phím cơ này cũng nâng cấp dải LED vốn có thành dải LED nhiều màu với đa dạng các hiệu ứng tùy chỉnh và độ sáng hiển thị cao hơn bản cũ.
Khi chọn bàn phím cơ này bạn sẽ sở hữu RED Switch D có độ nảy tốt cùng chất liệu phun ABS bền bỉ, mang đến cảm giác chạm phím cực đỉnh. Hơn thế, độ nảy bàn phím khá cao. Ngoài ra, độ bền và độ mượt hầu như đều ổn định hơn rất nhiều so với những dòng phím cơ khác.
3.4 Bàn phím cơ CORSAIR K68
Toàn bộ bàn phím cơ Corsair K68 được làm bằng nhựa cứng và nhám tay. Đây là loại bàn phím trang bị cơ cấu Cherry MX Red Switches, đem đến những ưu điểm chẳng hạn như độ nhạy cao, lực đàn hồi tốt và không gây tiếng ồn. Khi chọn bàn phím cơ này, với công nghệ 100% Anti-ghosting, thiết bị sẽ nhận được tất cả các lệnh của bạn.
Bàn phím cơ Corsair K68 còn có khả năng chống nước và chống bụi với tiêu chuẩn IP32. Nó giúp bạn chống lại những vật thể có kích thước lớn hơn 2,5mm hay nước đổ trực tiếp từ hướng trên xuống. Mỗi phím bấm của bàn phím cơ này đều có một lớp cao su non giúp bảo vệ.
Ngoài những ưu điểm kể trên, chọn bàn phím cơ Corsair K68 còn giúp tối ưu hóa trải nghiệm người dùng, bởi nó sở hữu hệ thống đèn LED đỏ bắt mắt và có thể tự do điều chỉnh độ sáng hay hiệu ứng nháy đèn. K68 cũng có các phím media tiện lợi hay phím Win lock – giúp game thủ không còn lo nhấn nhầm và bị văng ra ngoài.
Trên đây là một số tiêu chí để lựa chọn bàn phím cơ chơi game tiêu biểu mà Phong Vũ đưa ra cho các bạn tham khảo. Hãy nhớ quan trọng hơn hết chính là cảm nhận của bản thân khi sử dụng phím mới là yếu tố quyết định. Hy vọng các bạn sẽ tìm được cho mình một chiếc bàn phím phù hợp với nhu cầu và túi tiền của mình.