Tivi LED thực chất chỉ là Tivi LCD sử dụng đèn LED (LED viết tắt của Light-Emitting Diodes) để phản chiếu hình ảnh thay cho đèn huỳnh quang. So với dòng LCD, LED ít tốn điện hơn 30%, độ sáng lớn hơn 40%, mức độ tương phản tốt hơn, dải màu rộng, đồng thời khả năng tản nhiệt tốt giúp tivi dùng bền hơn, tuổi thọ khoảng 60-80 ngàn giờ. Trong quá trình sử dụng, các tivi LED cũng có thể gặp những vấn đề gây khó chịu cho người sử dụng.
1. Biểu hiện tivi LED bị phồng rộp, mốc
Tivi LED bị phồng rộp, mốc, màn hình bị ố và xuất hiện nhiều đường sọc sần sùi như rễ cây, nhìn không rõ hình có thể do vị trí đặt tivi không đúng. Bị mốc là do tiếp xúc với khu vực bị ẩm, ảnh hưởng đến những linh kiện bên trong và xuất hiện nấm mốc. Còn bị phồng rộp là do tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời trong thời gian dài. Nguyên nhân cũng có thể do vệ sinh màn hình tivi không đúng cách như dùng các khăn cứng, giấy báo để lau màn hình tivi, sử dụng các chất tẩy rửa mạnh trực tiếp lên bề mặt màn hình.
Cách khắc phục:
+ Bố trí tivi ở nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp.
+ Trong những tháng có thời tiết ẩm, bạn nên phủ một tấm khăn lên tivi khi không sử dụng hoặc đặt máy hút ẩm gần vị trí đặt tivi để giảm độ ẩm.
+Đối với tivi LED, hãy dùng những miếng vải mềm dùng để lau chùi tivi, không nên dùng giấy vệ sinh hay khăn giấy vì chúng có thể làm trầy màn hình và để lại bụi sau khi lau.
2. Tivi bị nhiễu mờ
Tivi LED bị nhiễu, mờ có thể là do cáp đồng trục phía sau màn hình bị lỏng hay hỏng, do mưa, nhà ẩm ướt khiến tín hiệu bị truyền xuống đất theo dòng ẩm. Cũng có thể do sóng vô tuyến bị ảnh hưởng bởi các nguồn sóng khác hoặc bị nhiễm từ.
Cách khắc phục:
+ Trước tiên bạn hãy tắt màn hình cũng như rút tất cả các nguồn kết nối với thiết bị ngoại vi như cáp hoặc thiết bị thu sóng vệ tinh. Sau vài phút bạn bật thiết bị lên. Việc tắt vài phút này cũng có thể tự động loại bỏ được hiện tượng trên.
+ Nếu tất cả các kênh đều bị nhiễu có nghĩa là lỗi này do phần cứng của tivi thì bạn có thể khắc phục theo các bước sau:
– Nếu gia đình bạn sử dụng truyền hình cáp hoặc thiết bị thu sóng vệ tinh thì hãy kiểm tra các cáp đồng trục phía sau màn hình. Có thể nguyên nhân là do các đầu cáp lỏng. Khi đó, bạn chỉ cần lắc chỉnh nhẹ nhàng đầu cáp kết nối với màn hình ở cổng ANT IN, rồi quan sát lại trên màn hình.
– Nếu màn hình có sự thay đổi thì bạn hãy xiết chặt lại đầu cáp kết nối.
3. Lỗi màn hình tivi chớp nháy
Khi chiếc tivi LED nhà bạn xuất hiện tình trạng màn hình nhấp nháy liên hồi thì có nghĩa là màn hình tivi nhà bạn đã bị mắc lỗi chớp nháy. Đó có thể là do các đầu nối của thiết bị kết nối vào tivi có vấn đề. Hoặc do nguồn điện thay đổi bất thường (như khi có bão lớn), do các chi tiết hỗ trợ phát sáng, phát hình trong trong tivi (ví dụ: bóng đèn màn hình,..) bị hư hỏng.
Cách khắc phục:
+ Cẩn thận kiểm tra các cổng kết nối, giắc cắm….để siết chặt hoặc thay mới khi phát hiện mối nối đã gỉ sét, hư hỏng.
+ Xem xét để đảm bảo nguồn điện nơi mình ở ổn định nhằm tránh tình trạng màn hình tivi của bạn bị chớp nháy.
4. Tivi bị nhòe màu
Tivi LED mắc lỗi bị nhòe màu có thể do bộ phận khử từ đã bị hỏng, các đầu dây kết nối như cáp VGA, HDMI..lỏng lẻo, tín hiệu truyền hình không ổn định…
Cách khắc phục:
+ Kiểm tra lại các mối kết nối như dây VGA, HDMI
+ Cập nhật phần mềm đầu thu
5. Tivi bị sọc
Nếu tivi LED nhà bạn sọc khi xem truyền hình thì đầu tiên bạn cần chuyển thêm các kênh khác để kiểm tra tivi của bạn bị sọc 1 kênh hay tất cả các kênh.
Nếu tivi bị sọc một kênh, có thể do vấn đề từ nhà đài, còn nếu tivi bị sọc nhiều hoặc tất cả kênh, thì bạn có thể khắc phục như sau:
+ Kiểm tra tín hiệu truyền hình, dò lại đài, kiểm tra kết nối. Nếu dây kết nối bị nới lỏng, siết chặt lại. Còn nếu dây có dấu hiệu gỉ sét, bạn nên thay mới.
+ Phát thử video qua nhiều nguồn khác nhau như USB, đầu DVD….nếu không bị lỗi, chứng tỏ do chất lượng truyền hình của nhà đài chứ không phải tivi. Nếu gia đình bạn đang sử dụng truyền hình cáp, kỹ thuật số…có lẽ nên đổi nhà cung cấp.
+ Tắt tivi mở lại hay khôi phục cài đặt gốc.
Trả lời