Bạn có nên nghe nhạc khi làm việc?

Posted by

Âm nhạc là động lực thúc đẩy sự phát triển trí thông minh ở loài người hàng ngàn năm thông qua việc sử dụng những công cụ phức tạp để tạo nên âm thanh. Tuy nhiên trong thế giới hiện đại tất bật ngày nay, có nên nghe nhạc khi làm việc hay nghe nhạc đi làm việc có gia tăng năng suất và khả năng tư duy?


Khi công việc văn phòng quá mức chịu đựng, âm nhạc là một hình thức giải tỏa được rất nhiều người tìm đến. Tuy nhiên, trường hợp nào thì bấm nút Play và lúc nào thì nên Stop để thực sự tập trung?

Nghe nhạc khi đang học tập – Stop

Nghe nhạc khi học tập

Học tập một điều gì đó mới yêu cầu não của bạn phải phân tích, ghi nhớ những chỉ dẫn và lập luận. Khi âm nhạc đang được phát, não phải phân tích thêm cả thông tin âm bên cạnh việc xử lý các chỉ dẫn và lập luận. Bởi vì bắt buộc phải làm việc đa nhiệm, những dữ liệu đi vào não của chúng ta bị diễn tả một cách sai lệch. Do đó, khi đang phải tiếp nhận chỉ thị hay thông tin mới tại nơi làm việc, đặc biệt là khi giao tiếp hoặc đọc sách.

Nghe nhạc khi làm việc tại nơi ồn ào – Play

Nghe nhạc khi làm việc tại nơi ồn ào

Nếu không gian làm việc của bạn có quá nhiều âm thanh nhiễu loạn, bộ não sẽ cố gắng phân tích từng dữ liệu một có được từ các nguồn âm. Quá trình phân tích đó sẽ tiêu tốn tương đối nhiều sự tập trung cũng như năng lượng và đáng lẽ ra có thể được dùng cho mục tiêu chính. Nó cũng sẽ khiến cho bạn bị stress hơn nhiều với lượng hormone sortisol được tiết ra và dopamine sụt giảm. Sự thay đổi về mặt sinh lý này sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới thùy não trước, lu mờ khả năng đưa ra quyết định chuẩn xác. Vì thế, hiệu suất làm việc có thể sụt giảm, kể cả khi công việc của bạn không yêu cầu phải học hỏi thông tin mới.

Trong trường hợp này, nghe nhạc khi làm việc thực sự có thể giúp đỡ bạn trong việc loại bỏ những âm thanh khó chịu đang làm bạn quá tải và giữ cho tâm trí được bình tĩnh.

Nghe nhạc khi làm những công việc buồn chán – Play

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng, nghe nhạc khi làm những công việc lặp đi lặp lại có thể khiến cho công việc trơn tru và ít lỗi hơn.

Hiện tượng này có thể xảy ra là bởi âm nhạc giúp giải phóng những chất dẫn truyền thần kinh tốt hơn như dopamine, serotonin, norephinephrine – chúng có tác dụng khiến cho chủ thể thư giãn và vui vẻ hơn, do vậy tập trung hơn trong công việc.

Điều này thậm chí áp dụng được cả với những công việc phức tạp – trong những cuộc giải phẫu căng thẳng và phức tạp, các bác sĩ phẫu thuật có thói quen nghe nhạc ngay trong phòng mổ. Có thể giải thích hoạt động trên qua việc âm nhạc loại trừ stress có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới công việc và sự tập trung của các bác sĩ.

Nghe nhạc khi làm việc 2

Một tâm trạng thoải mái cũng giúp bạn giao tiếp dễ dàng hơn với đồng nghiệp. Nếu cảm thấy vui vẻ, con người cũng dễ dàng duy trì sự kính trọng, kiên nhẫn và làm việc nhóm cũng chẳng phải là một trở ngại gì to tát.

Nghe nhạc mới khi làm việc – Stop

Khi lắng nghe những bản nhạc mới, hoạt động này thường mang theo nó yếu tố bất ngờ hoặc mới lạ. Điều này khiến cho cơ thể của bạn sản sinh ra nhiều dopamine hơn so với bình thường, dẫn đến một cấp độ nhẹ của sự thỏa mãn. Sau cùng, điều này khiến bản nhạc hấp dẫn hơn so với công việc đang được thực hiện, lôi kéo bạn hơn tới giai điệu và gián đoạn sự tập trung cao độ.

Lời kết

Âm nhạc có thể tạo nên sự khác biệt lớn trong ngày làm việc của bạn. Hãy thoải mái khuếch đại âm lượng nếu tiếng ồn khiến bạn làm việc như ốc sên. Hoặc đó là một ngày thứ Hai với một đống việc quen thuộc và nhàm chán cần được xử lý, hãy đeo vào chiếc headphone cùng với những bản nhạc yêu thích.

Lý tưởng nhất, chọn những danh sách mà tất cả bài hát đã vô cùng quen thuộc. Và nếu nhiệm vụ của bạn liên quan đến bất kỳ hình thức xử lý ngôn ngữ phức tạp như dịch thuật hay phân tích dữ liệu, tập trung vào cá giai điệu không lời là cách tốt nhất để vừa thoải mái, vừa có thể tập trung làm việc.

Cuối cùng, trước khi phải nghiên cứu hoặc học tập kĩ năng, thông tin mới ư? Nâng cao tinh thần bằng cách nghe nhạc trước khi bắt đầu công việc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *