Asus Vivobook S15 S510UQ – Sát thủ tầm giá

Posted by

Hãy quên đi những khái niệm xưa cũ “laptop tầm trung được cái này mất cái kia”, “cấu hình ngon thì tản nhiệt cùi, cấu hình cùi thì vừa giật vừa lag”,… Asus Vivobook S15 S510UQ đã ở đây để định nghĩa lại mọi thứ.

Trước khi đi vào bài review chi tiết, bạn có thể tham khảo qua 2 dòng Asus Vivobook S15 S510UQ đang được Phong Vũ phân phối, bao gồm phiên bản chạy chip i5-8250U và i7-8550U.

Đóng hộp

Các máy tính bán ra được đóng hộp mang thương hiệu VivoBook tiêu chuẩn, bên trong là hướng dẫn sử dụng, AC adapter và một đĩa DVD cài driver.

Thiết kế

Như đã đề cập, có rất nhiều điểm tương đồng giữa VivoBook Pro 15 và VivoBook S15, đặc biệt là từ góc độ thiết kế. Nhưng trong khi Pro 15 (N580VD) dùng nhôm cho hầu hết các phần vỏ máy, thì ở S510UQ bộ phận kim loại duy nhất là nắp máy. Tuy vậy sự chắc chắn của vỏ máy vẫn không hề bị giảm sút và trọng lượng được giữ khá thấp ở mức 1,7 kg. Bên cạnh đó độ dày chỉ 18 mm và làm cho S510UQ trở thành một trong những máy tính xách tay tầm trung 15-inch nhỏ gọn nhất hiện thời.

Dù được thiết kế khá mỏng, S510UQ vẫn sở hữu đầy đủ các cổng kết nối thông thường. Ở bên trái là 2 cổng USB 2.0 và khe thẻ SD trong khi ở bên phải là cổng sạc DC, cổng USB 3.0, HDMI, USB-C 3.1 (Gen 1) và jack tai nghe 3.5 mm. Với vị trí hiện tại của các cổng, hầu hết các dây kết nối sẽ được cắm vào phía bên phải.

Bàn phím của S510UQ là dạng được thu gọn, cảm giác phím bấm hơi xốp cũng như hành trình phím khá ngắn, tuy nhiên tốc độ type của tôi không bị ảnh hưởng nhiều. Touchpad được thiết kế tốt – bề mặt ma sát vừa đủ, cảm giác ấn chuột nhẹ và khá nhạy – chất lượng thực sự đáng khen ngợi, đặc biệt là khi xét đến mức giá của S510UQ.

Nhìn chung các đánh giá của tôi về thiết kế của S510UQ này phần lớn là tích cực. Có một số điểm chưa hoàn thiện như bàn phím hay số lượng cổng kết nối ở 2 bên không cân bằng nhưng nói chung, kết cấu máy khá ổn. Vỏ máy chắc chắn, nhẹ, di động và liền mạch, không có khe hở hãy phần thừa nào. Khá đáng ngưỡng mộ đối với một chiếc laptop ở tầm giá này.

Chất lượng màn hình

Asus Vivobook S15 S510UQ đi kèm với màn hình IPS Full HD (1920 × 1080) 15,6 inch được sản xuất bởi AUO với số hiệu B156HAN02.1. Độ phân giải đạt 142 ppi, 0,18 x 0,18 mm pixel.

 

Góc nhìn tuyệt vời.

Độ sáng màn hình vào khoảng 290 cd / m2 ở phần giữa và trung bình 273 cd / m2 trên toàn bề mặt với độ lệch tối đa 11%. Nhiệt độ màu tương quan ở độ sáng tối đa gần như tối ưu – 6490K, sát với mức tiêu chuẩn 6500K.

Nếu bạn có ý định làm những việc cần màu sắc chính xác như thiết kế đồ họa, độ lệch màu tối đa dE2000 so với trung tâm của màn hình không được lớn hơn 4.0, tốt nhất là thấp hơn 2.0. Tuy vậy xét đến việc S510UQ được hướng tới sử dụng cho công việc văn phòng, duyệt web,… độ lệch màu 3.16 là khá cao nhưng không phải là vấn đề quá lớn. Tỷ lệ tương phản khá cao – 1310:1 trước khi hiệu chuẩn và 1280:1 sau khi hiệu chuẩn.

Âm thanh

Asus Vivobook S15 S510UQ mang lại chất lượng âm thanh tuyệt vời với âm thanh rõ ràng ở cả tần số cao, trung bình và thấp.

CPU – Intel Core i7-8550U và Intel Core i5-8250U

Là một phần của thế hệ thứ 8 Kaby Lake Refresh mới, 2 con chip trên có nhiều sự cải tiến so với người tiền nhiệm i7-7500U và i5-7200U. Với sự thay đổi bộ ở xử lý ULV (điện áp cực thấp), Intel tăng gấp đôi số lõi từ 2 đến 4 và giữ lại công nghệ Hyper-Threading, giữ cùng quy trình sản xuất 14nm và có cùng TDP 15W.

Tuy nhiên, do sự thay đổi số lõi, base clock của Core i7-8550U được hạ xuống chỉ còn 1,8 GHz (1.60 GHz đối với i5-8250U) trong khi vẫn giữ Turbo Boost ở mức khá cao – khoảng từ 3,7 đến 4,0 GHz (3.40 GHz đối với i5-8250U).

CPU cũng đi kèm chip đồ họa tích hợp Intel Gen 9.5 mới là Intel UHD Graphics 620. Tính năng đáng chú ý nhất của iGPU này là hỗ trợ codec VP9 của Google và H.265 / HEVC Main 10.

GPU – NVIDIA GeForce 940MX (2GB GDDR5)

Cả 2 phiên bản của S510UQ đều sử dụng NVIDIA GeForce 940MX – chính là 940M cũ được làm mới với với bộ nhớ GDDR5 nhanh hơn và clock speed cao hơn một chút, từ đó mang lại hiệu suất đáng chú ý hơn so với tiêu chuẩn 940M.

Được ra mắt đầu năm 2016, 940MX gần như giống hệt với 940M (Maxwell) nhưng clock speed đã được tăng lên đến 1242 MHz và base clock là 1122 MHz. Bộ nhớ 64-bit 2GB GDDR5 VRAM. Nó vẫn hỗ trợ tính năng DirectX 12 API và Shader 5.0 cùng với các công nghệ NVIDIA thông thường – CUDA, GPU Boost 2.0, Optimus, GeForce Experience, PhysX. Toàn bộ GPU được tiêu từ 15 đến 30 Watts tùy thuộc vào clock speed và bộ nhớ VRAM được sử dụng.

Nhiệt độ

Mặc dù việc stress test không hề giống với sử dụng thực tế khi ngay cả những game sát cấu hình nhất cũng không yêu cầu máy chạy 100% CPU và 100% GPU, tôi vẫn stress test máy để đánh giá tính ổn định và hiệu quả tổng thể của hệ thống làm mát. Stress test CPU không cho thấy bất kỳ vấn đề nào khi con chip Core i7-7500U đạt tần số Turbo Boost tối đa trước khi giảm xuống còn 3,0 GHz và ở đó tốt (do không có điều kiện nên tôi sử dụng phiên bản 7500U thay thế, nhiệt độ là không khác nhiều do i7-7500U cũng tiêu thụ 15W như i7-8550U).

Chuyển sang stress test GPU, CPU tự động chạy ở 2,2 GHz còn GPU chạy ở tốc độ tối đa. Nhiệt độ đo được là khá nóng – 84 độ C. Khá dễ hiểu khi S510UQ không có thiết kế tản nhiệt đặc biệt như các dòng laptop gaming.

Kết luận

Giá của Asus VivoBook S15 S510UQ nằm ngay giữa VivoBook Pro 15 và VivoBook F510. Và chất lượng của S510UQ cũng nằm ở khoảng này. Sở hữu cấu hình tương đối, màn hình hiển thị tốt với tác vụ thông thường cũng như thời lượng pin khá, và đặc biệt là mức giá cực kì cạnh tranh trong phân khúc, S510UQ đang chứng tỏ mình thực sự là một sát thủ trong tầm giá.